Giọng hát là công cụ tuyệt vời để thể hiện cảm xúc và kết nối mọi người gần nhau hơn. Tuy nhiên, giống như các bộ phận khác trong cơ thể, giọng hát cũng gặp một số vấn đề cần được chăm sóc và bảo vệ. Bài viết này, hãy cùng Duy Minh tìm hiểu một số bệnh lý thường gặp ở giọng hát, nguyên nhân và cách điều trị nhanh nhất.
Contents
Một số bệnh lý thường gặp ở giọng hát
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản xảy ra khi dây thanh âm bị kích thước, sưng lên khiến người bệnh bị khàn giọng, thậm chí là mất giọng. Viêm thanh quản cấp tính thường do virus đường hô hấp gây ra chỉ kéo dài trong 1 – 2 tuần. Trong khi, viêm thanh quản mãn tính diễn ra lâu hơn và liên quan đến các bệnh lý như ho mãn tính, hen suyễn hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Polyp, hạt xơ dây thanh
Polyp, hạt xơ hay u nang thanh quản là những tổn thương lành tính của dây thanh. Sự hình thành các tổn thương này ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dây thanh âm khiến giọng nói bị thay đổi.
Liệt dây thanh âm
Một số trường hợp nghiêm trọng, dây thanh âm có thể bị liệt một phần hoặc liệt hoàn toàn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do dây thần kinh thanh quản bị nhiễm trùng, chấn thương do phẫu thuật, đột quỵ hoặc ung thư.
Khó phát âm do co thắt
Đây là bệnh lý thần kinh tác động lên dây thanh khiến các cơ ở thanh quản co thắt không tự chủ. Điều này khiến giọng nói trở lên run rẩy, đứt quãng, yếu giọng, khàn tiếng.
Ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là khối u ác tính của dây thanh, phổ biến nhất là ung thư biểu mô thanh quản. Loại ung thư này có thể gây ra rối loạn giọng nói, làm giọng bị khàn đặc, khó thở.
Triệu chứng khi mắc các bệnh liên quan đến giọng hát
Triệu chứng khi mắc bệnh bạn có thể nhận ra ngay những vấn đề bất thường ở giọng nói như:
- Giọng nói run rẩy, ngắt quãng, kém ổn định
- Giọng nói yếu, thều thào
- Giọng nói nghe miễn cưỡng, căng thẳng hoặc bị rè
- Giọng nói quá cao, quá trầm hoặc thay đổi giọng nói theo từng thời điểm trong ngày
- Khàn giọng
- Mất giọng.
Nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe của giọng hát
Lạm dụng giọng nói
Việc làm dụng giọng nói là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý thường gặp ở giọng hát như hát quá nhiều, la hét, ho, hắng giọng… Điều này khiến dây thanh âm bị căng, xơ hóa hoặc phát ra những âm thanh bất thường. Thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng giọng nói như ca sĩ, giáo viên, người bán hàng, huấn luyện viên…
Bất thường trong cấu trúc thanh quản
Các bất thường trong cấu trúc thanh quản có thể làm ảnh hưởng đến giọng hát. Các bất thường này có thể là bẩm sinh (màng chân vịt, rãnh lõm dây thanh…) hoặc mắc phải (chấn thương thanh quản, sẹo hẹp đường thở…)
Viêm phù nề dây thanh
Phẫu thuật, bệnh lý đường hô hấp, dị ứng, trào ngược dạ dày, hút thuốc, uống rượu.. có thể gây viêm, sưng tấy ảnh hưởng đến dây thanh âm
Khối u lành tính/ ác tính ở thanh quản
Những tổn thương lành tính như u nang, u nhú, u hạt, hạt xơ hoặc polyp có thể hình thành trên dây thanh âm gây cản trở hoạt động của dây thanh
Mặt khác, các khối u ác tính có thể phát triển ở thanh quản, có nhiều triệu chứng như đau họng, đau tai, nghẹn vướng ở cổ họng, ho kéo dài, khó thở, sút cân…
Các vấn đề về dây thần kinh kiểm soát giọng nói
Một số bệnh lý thường gặp ở giọng hát có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát dây thanh âm như bệnh đa xơ cứng, bệnh nhược cơ, bệnh Parkinson, hội chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS), bệnh Huntington…
Rối loạn nội tiết tố
Các rối loạn ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp, hormone sinh dục và hormone tăng trưởng có thể gây ra các bệnh liên quan đến giọng nói. Ngoài ra, bệnh lý này cũng hay gặp ở nhóm người thường xuyên hút thuốc, nghiện rượu, viêm xoang, dị ứng, suy giáp..
Phương pháp điều trị các bệnh lý thường gặp ở giọng hát
Điều trị bằng thuốc
Một số bệnh lý ở giọng hát có thể điều trị bằng thuốc hiệu quả. Một số loại thuốc được sử dụng cho tình trạng này gồm:
- Thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm
- Steroid và các loại thuốc chống viêm không steroid
- Thuốc điều trị tình trạng dị ứng
- Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
- Thuốc điều trị các bệnh lý thần kinh gây rối loạn giọng
Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Trị liệu giọng nói – ngôn ngữ
Phương pháp trị liệu giọng nói – ngôn ngữ là phương pháp luyện giọng được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Tổn thương thực thể gây rối loạn chức năng phát âm như viêm dày, hạt xơ, nang, polyp dây thanh…
- Các bệnh lý do chức năng mà không có tổn thương thực thể dây thanh
- Trị liệu giọng nói trước và sau phẫu thuật thanh quản
- Hỗ trợ điều trị giọng nói do nguyên nhân thần kinh.
Phẫu thuật điều trị bệnh lý về giọng nói
Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh phẫu thuật để điều trị khi các phương pháp trị liệu khác không đem lại hiệu quả. Các trường hợp được chỉ định là:
- Tổn thương lành tính ở dây thanh âm do lạm dụng giọng nói và các phương pháp điều trị khác không chữa khỏi.
- Các bất thường trong cấu trúc dây thanh như: rãnh dây thanh, nang dây thanh, u nhú dây thanh, màng chân vịt…
- Rối loạn giọng từ nguyên nhân thần kinh, đã điều trị bảo tồn nhưng không có hiệu quả
- Rối loạn giọng do chấn thương nghiêm trọng, làm gãy vỡ, lệch khung sụn thanh quản.
Bí quyết để giọng nói khỏe mạnh, ổn định
Để hạn chế các bệnh lý thường gặp ở giọng hát, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng để giữ dây thanh quản luôn khỏe mạnh như sau:
- Tránh sử dụng giọng nói quá nhiều, hét to mà không có sự nghỉ ngơi cần thiết
- Bỏ hút thuốc lá, hút thuốc không chỉ gây hại đến mô dây thanh mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.
- Giữ cổ họng luôn ẩm bằng cách uống nhiều nước lọc, trái cây. Hạn chế cafein, rượu bia vì những thức uống này khiến bạn dễ mất nước.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, duy trì độ ẩm 30% trở lên
- Chủ động phòng tránh các bệnh liên quan đến sức khỏe giọng hát như viêm họng, viêm thanh quản, trào ngược dạ dày thực quản…
>> Xem thêm: Chế độ ăn uống cho người hát trước và sau khi biểu diễn
Kết luận
Các bệnh lý thường gặp ở giọng hát như viêm thanh quản, khàn tiếng, mất tiếng… là tình trạng phổ biến. Nếu theo đúng phương pháp điều trị sẽ khỏi trong 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này dai dẳng kéo dài trên 3 tuần, bạn cần nhanh chóng đến gặp các chuyên gia để tìm ra nguyên nhân, có thể phát hiện các tổn thương dây thanh và điều trị kịp thời phục hồi giọng nói.
Duy Minh Music – Trung tâm đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp giúp trẻ vươn tới ước mơ xa.
Địa chỉ: 23 khu nhà phố chung cư Pegasuite 1, Tạ Quang Bửu, phường 6, quận 8, TP.HCM
Hotline: 0938101889
Facebook: Duy Minh Music
Website: https://duyminhmusic.com/