Tăng quãng giọng hát là ước mơ của biết bao người yêu đam mê âm nhạc. Có nhiều người tự luyện thanh nhạc, tự mày mò để mở rộng quãng giọng của mình. Qua bài viết này, Duy Minh Music muốn chia sẻ những bí quyết giúp bạn tự tin khám phá và chinh phục những nốt cao, nốt thấp đầy thử thách.
Contents
Luyện thanh mở rộng giọng hát là gì?
Mở rộng quãng giọng là quá trình tập luyện để tăng phạm vi âm thanh khi hát hoặc nói. Thay vì kéo dãn cơ họng, quá trình này tập trung vào việc kiểm soát hơi thở, điều chỉnh tư thế và sử dụng các kỹ thuật thanh nhạc. Việc hít thở sâu, tư thế thẳng lưng, cùng với việc thư giãn các cơ quanh thanh quản sẽ giúp mở rộng khoang ngực, tạo điều kiện cho không khí lưu thông tốt hơn và hỗ trợ dây thanh hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc rèn luyện các kỹ thuật thanh nhạc như hỗn thanh, vibrato và falsetto sẽ giúp bạn kiểm soát giọng hát tốt hơn và dễ dàng đạt được những nốt cao hoặc thấp một cách tự nhiên.
Hướng dẫn luyện thanh để tăng quãng giọng hát
Khởi động trước khi hát
Khởi động giọng hát không đơn thuần là một thói quen tốt, là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình luyện thanh. Giống như một vận động viên cần khởi động kỹ trước khi bước vào cuộc thi, dây thanh quản cũng cần được làm ấm và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi hát.
Việc khởi động giúp làm giãn nở các cơ quan thanh quản, tăng cường độ đàn hồi của dây thanh. Từ đó, chúng ta hát những nốt cao dễ dàng, kiểm soát hơi thở tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ tổn thương.
Các bài tập khởi động cơ bản như rung môi, ngâm âm “o”, “me”, “oo” kết hợp với việc di chuyển cao độ lên xuống sẽ giúp làm ấm toàn bộ cơ chế phát âm. Ngoài ra, kỹ thuật humm nhẹ nhàng cũng rất hữu ích trong việc làm ấm vùng mũi và xoang. Khi hơi thở được kiểm soát tốt, âm thanh sẽ trở nên tròn trịa, đầy đặn và giàu cảm xúc hơn.
Hít thở đúng cách khi hát
Hơi thở chính là nền tảng vững chắc cho một giọng hát hay. Học hát chính là học cách làm chủ hơi thở của mình. Thay vì chỉ nói về vai trò hỗ trợ của hơi thở khi hát cao, chúng ta hãy tập trung vào cách luyện tập để có một hơi thở hiệu quả.
Hãy hít thở thật chậm, chỉ khi hít thở chậm, bạn mới cảm nhận rõ từng luồng khí di chuyển vào sâu trong phổi. Hình dung hơi thở như một dòng suối nhỏ chảy róc rách xuống đáy một cái hồ sâu. Lồng ngực của bạn lúc này chỉ đóng vai trò như một ống dẫn, không hề phình ra.
Để kiểm tra xem mình đã hít thở đúng cách chưa, bạn chỉ cần đặt tay lên ngực và quan sát. Nếu tay không hề di chuyển, tức là bạn đã làm rất tốt. Tuy nhiên, việc làm chủ hơi thở đòi hỏi thời gian và sự kiên trì. Đừng nản lòng nếu ban đầu bạn chưa làm được ngay, hãy cứ luyện tập đều đặn mỗi ngày.
Luyện phát âm
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng cách chúng ta phát âm lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng quãng giọng hát. Hãy thử hát một nốt cao với âm “i” rồi đổi sang âm “o”, bạn sẽ cảm nhận rõ sự khác biệt. Âm “i” thường khó hát hơn vì nó đòi hỏi chúng ta phải mở rộng khoang miệng nhiều hơn. Do đó, khi luyện tập, chúng ta cần tập trung vào việc “mở” các nguyên âm, đặc biệt là khi lên cao.
Một mẹo nhỏ để bạn dễ hình dung hơn là hãy thử ngáp thật sâu. Khi ngáp, khoang miệng của bạn tự nhiên mở rộng tối đa. Hãy cố gắng giữ nguyên vị trí khoang miệng đó khi hát những nốt cao. Bạn sẽ cảm nhận được âm thanh trở nên sáng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Âm thanh ra ngoài
Bạn có bao giờ để ý các ca sĩ thường cười tươi khi biểu diễn không? Việc cười không chỉ giúp họ trở nên cuốn hút hơn mà còn khiến giọng hát sáng và vang hơn. Khi cười, khoang miệng mở rộng tối đa, tạo điều kiện cho âm thanh được phóng thích một cách tự do. Vì vậy, hãy thử áp dụng cách này vào luyện tập hát. Chỉ cần mỉm cười khi hát, bạn sẽ thấy âm thanh của mình trở nên sáng và trong trẻo hơn rất nhiều. Đây là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để tăng quãng giọng hát và cải thiện chất lượng âm thanh.
Điểm tựa, nén hơi
Độ nén của lò xo hay điểm tựa của đòn bẩy là những ví dụ rõ nhất về điểm tựa hơi và nén hơi. Khi hít một hơi thật sâu và cố gắng giữ nó lại, bạn sẽ cảm nhận được một lực ép nhẹ từ bên trong cơ thể. Việc duy trì lực ép này trong khi hát sẽ giúp âm thanh của bạn trở nên chắc chắn và khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, khi luyện tập, bạn không nên quá căng thẳng cơ thể. Hãy thư giãn và tập trung vào cảm giác lực ép nhẹ nhàng từ bên trong.
Vị trí lưỡi
Khi ngân các nốt cao, nhiều người thường gặp phải tình trạng lưỡi tự động rút vào trong. Điều này giống như việc bạn đang cố gắng thổi một quả bóng bay qua một ống hút quá nhỏ vậy. Hơi thở bị cản trở, không thể thoát ra một cách tự do, dẫn đến tình trạng siết cổ, âm thanh bị nghẹn và bí. Về lâu dài, thói quen xấu này có thể gây hại cho dây thanh âm của bạn. Để khắc phục, hãy cố gắng giữ cho đầu lưỡi chạm nhẹ vào chân răng và cong nhẹ. Khi đó, đường thở sẽ được mở rộng, giúp hơi thở lưu thông dễ dàng hơn
Cảm giác âm thanh
Khi cố gắng vượt qua giới hạn của quãng giọng tự nhiên, nhiều người thường mắc phải hai sai lầm phổ biến: ép hơi quá mạnh hoặc hạn chế hơi quá nhiều. Ép hơi quá mạnh có thể làm tổn thương dây thanh quản, hơi quá nhiều lại khiến giọng hát trở nên yếu ớt, thiếu sức sống. Để tránh những tình trạng này, việc duy trì kỹ thuật đúng là vô cùng quan trọng.
Bạn có thể thử là bắt đầu tập luyện từ nốt cao nhất trong quãng giọng của mình. Điều này sẽ giúp bạn duy trì được độ mở của cổ họng, tránh tình trạng chuyển giọng đột ngột từ thấp lên cao. Khi tập luyện ở những nốt cao, hãy cố gắng giữ âm thanh nhẹ nhàng và thoải mái. Đừng quá chú trọng đến việc tăng âm lượng ngay từ đầu, hãy tập trung vào việc làm chủ được nốt cao một cách chính xác.
Tập thư giãn các cơ
Nhiều người mới bắt đầu học thanh nhạc thường hay gồng toàn bộ cơ thể và cố hết sức làm căng dây thanh quản để tăng quãng giọng hát, nhưng đó là cách làm thực sự nguy hiểm. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng đứng vững trên mặt sàn với tư thế thoải mái nhất. Đừng gồng các cơ về phí trước họng khi hát. Thả lỏng lưỡi và cổ họng nhiều nhất có thể. Điều này sẽ làm giảm sự căng thẳng và tăng lượng hơi thở giúp bạn ngân được những nốt cao trong quãng âm của bạn.
Bí quyết để luyện tập khả năng giữ cảm giác thoải mái và thư giãn trong khi hát đó là thè lưỡi ra 10 lần liên tục, làm như vậy khoảng 2 tới 3 lần mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Luyện thanh theo phương pháp tốt nhất để có giọng như ca sĩ
Học luyện thanh nhạc hiệu quả tại Duy Minh Music
Để biết cách kiểm soát giọng và cách hát không tổn thương dây thanh quản thì việc tham gia một khóa học thanh nhạc với sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết, Duy Minh Music sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục âm nhạc. Tại đây, bạn không chỉ được học những kiến thức chuyên sâu về thanh nhạc mà còn được truyền cảm hứng, được định hướng để trở thành một nghệ sĩ thực thụ.
- Học tập bài bản: Chương trình đào tạo được thiết kế khoa học, giúp bạn nắm vững từ những kiến thức cơ bản đến nâng cao.
- Môi trường học tập chuyên nghiệp: Không gian học tập hiện đại, thoải mái, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn tập luyện và sáng tạo.
- Cơ hội biểu diễn: Thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn, cuộc thi để bạn có cơ hội thể hiện tài năng của mình.
- Đội ngũ giáo viên tận tâm: Luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của học viên
Kết luận
Như vậy, Duy Minh đã hướng dẫn cách tăng quãng giọng hát đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết cách mở rộng quãng giọng tự nhiên của mình để có thể chinh phục tất cả các nốt cao, thấp trong bản nhạc.
Duy Minh Music – Trung tâm đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp giúp trẻ vươn tới ước mơ xa.
Địa chỉ: 23 khu nhà phố chung cư Pegasuite 1, Tạ Quang Bửu, phường 6, quận 8, TP.HCM
Hotline: 0938101889
Facebook: Duy Minh Music
Website: https://duyminhmusic.com/